Cá Medaka, hay theo tên tiếng Việt là cá gạo Nhật Bản, được coi là dòng cá quốc bảo tại Nhật Bản. Cá Medaka có màu đen và nhỏ, trước đây chúng thường xuất hiện nhiều trên các cánh đồng lúa, nhưng giờ đây chúng là một loài có nguy cơ tuyệt chủng và bạn hiếm khi nhìn thấy chúng.
Đúng là số lượng cá hoang dã đã giảm, nhưng có nhiều loài cá Medaka khác nhau đã được xuất hiện thông qua việc cải thiện giống (Gen). Giá cả phải chăng, dễ nuôi và khi bạn đã quen với môi trường nước ở nhà, bạn có thể dễ dàng nuôi Medaka trong khoảng 3 năm, sinh sản nhiều và nuôi dưỡng trong nhiều năm tới.
Tại "Medaka.vn", chúng tôi sẽ giải thích các loại cá Medaka, cách chăm sóc, sinh sản và gia tăng chúng. Trên thực tế, tôi sẽ rất vui nếu bạn biết niềm vui của medaka, có thể dễ dàng nuôi ở nhà và nuôi nó.
Daruma Medaka là dòng Medaka Short Body, đây không phải biến thể mà là kiểu cá Medaka đột biến
Đối với dòng Medaka, chúng ta có thể quy chiếu so sánh độ dễ khó đối với cá 7 màu như sau:
- sống thọ hơn cá 7 màu
- ít mắc bệnh về nấm hơn cá 7 màu
- sinh sản nhanh hơn cá 7 màu
- cá con khó nuôi hơn cá 7 màu
- căn bệnh nan y nhất là bệnh về đường tiêu hoá khiến cá tóp bụng, gầy yếu đi dần rồi bội nhiễm nấm ký sinh trùng và chết ( có thể 1 số bạn thấy cá Medaka bị nấm chết thì tưởng cá dễ bị nấm, thực ra không phải, do trước đó cá bị bệnh tóp bụng gầy yếu rồi mới nhiễm nấm mà chết )
- cá Medaka thích ánh nắng mặt trời, nhưng nếu nuôi ở bể cá trong nhà, ko có ánh sáng mặt trời cũng k sao, cá vẫn có thế sống và sinh sản bình thường.
- giang hồ đồn Medaka có khả năng chịu lạnh siêu tốt, cái này sắp tới mùa đông của miền bắc kéo đến chúng ta sẽ test đc độ trâu bò của Medaka.
Cá Medaka nổi bật nhất trong nền đen, các đồng ngư hãy lưu ý điều này khi set up bể nuôi Medaka nha
Những quả trứng bé li ti được cá mẹ đẻ vago trong bùi nhùi, rễ bèo, bụi cây, hay bộ lọc vi sinh trong bể sẽ nở thành cá con.
Các giống màu khác nhau lai tạo cùng nhau lại cho ra các màu khác biệt.
Tỉ lệ nở của trứng cực cao, càng nuôi càng lấp lánh.
Con cái ôm trứng và sau đó con đực sẽ thụ tinh. Sau đó nó mới dính trứng lên mấy miếng xanh xanh của giá thể
Bạn kiếm miếng rửa chén ah rồi cột vật gì đó chó nó nổi lên trên
Kiếm cái gì làm giá thể cho nó đẻ, đẻ xong vớt giá thể + trứng ra hồ khác, 12 ngày trứng mới nở
Điểm chung là đều có màu đỏ hồng và màu trắng
Điểm riêng là lame hồng bạch thì có lame trên lưng là ánh kim ,qua ánh nắng sẽ lóng lánh
Hồng bạch thì màu trắng đỏ hồng dễ nhận biết và đậm hơn
Cá bơi lờ đờ như thế là bị stress, bạn nên thử tách riêng ra khay 7 lít. Muối hột một muỗng nhỏ + stresscoat + xanh methylen 2 giọt.
Sideview thì Medaka Miyuki ok nhất bác còn những dòng chưa ra ở thị trường Việt Nam thì chưa trải nghiệm
Mình mang cá về thì dưỡng bằng stresscoat. Thường sau một ngày thì mình mới thả cá vô hồ mới. Còn thức ăn thì mình cho ăn cám prodac hoặc artemia. Minh nuôi ngoài trời tại topview khá bắt nắng nên mình nuôi ngoài trời và có đồ che phòng trách mưa. Còn sinh sản thì bạn mua đủ cặp trống mái và chờ kết quả. Dòng này đẻ trứng nhé như betta.
Khi nào cá mái ôm trứng thì bạn nên tách cá mái ra. Hoặc bạn để bèo nhật để trứng nó dính lên mấy râu ria của bèo nhật ah. Rồi bạn để trứng sang một hồ khác.
Có hai điều bạn không nên làm với cá Medaka của mình:
01. Đầu tiên là không bắt Medaka hoang dã.
Medaka vẫn còn trong các con suối và ao hồ. Tuy nhiên, Medaka là loài có nguy cơ tuyệt chủng, không bắt medaka hoang dã.
02. Thứ hai là không thả lại các loài cá bạn lai tạo về tự nhiên.
Medaka có các giống loại khác nhau tùy thuộc vào khu vực, nếu loài Medaka lai tạo được thả về tự nhiên, một loài lai giữa các loài hoang dã sẽ được tạo ra và gen medaka cụ thể theo vùng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, lý do mà gen Medaka khác nhau giữa các vùng là do nó đã thích nghi với môi trường của vùng đó. Nếu bạn đưa vào giống loại medaka không phù hợp với môi trường ở đó, nó sẽ tạo ra Medaka không phù hợp với môi trường địa phương, và sẽ làm tăng nguy cơ tuyệt chủng.